Quốc Tế

Ấn Độ ký kết Hiệp định thương mại tự do với khối EFTA

Ấn Độ kỳ vọng Hiệp định thương mại tự do trên sẽ đem lại nguồn vốn đầu tư trị giá 100 triệu đô-la Mỹ trong vòng 15 năm cùng 1 tỷ việc làm tại nền kinh tế lớn thứ năm thế giới này.

Cập nhật 13/03/2024 08:29 AM

untitled2-1710217670
Ảnh minh hoạ.

Hiệp hội Thương mại Tự do Ấn Độ - Châu Âu đã tiến hành ký kết Thỏa thuận Đối tác Thương mại và Kinh tế (TEPA) giữa Ấn Độ và 4 quốc gia thuộc khối EFTA (bao gồm Thụy Sĩ, Iceland (Ai-xơ-len), Na Uy và Liechtenstein vào ngày 10/3 vừa qua. Theo đó, Ấn Độ sẽ bãi bỏ hầu hết các loại thuế quan của 4 quốc gia trên, đồng thời kỳ vọng Hiệp định này sẽ đem lại nguồn vốn đầu tư trị giá 100 tỉ đô-la Mỹ trong 15 năm và một tỷ việc làm tại nền kinh tế lớn thứ năm thế giới này.

EFTA gồm 4 nước Iceland, Na Uy, Liechtenstein và Thụy Sỹ, đều là những nước không nằm trong Liên minh châu Âu (EU). EFTA được thành lập năm 1960 để thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế giữa 4 nước thành viên. Năm 2021, EFTA là khối thương mại lớn thứ 10 thế giới về buôn bán hàng hóa và thứ 8 về trao đổi dịch vụ.

Theo thống kê, trong tài khóa 2022 - 2023, thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và 4 nước EFTA là 18,65 tỷ USD, thấp hơn mức 27,23 tỷ USD trong tài khóa 2021 - 2022, trong đó Ấn Độ thâm hụt 14,8 tỷ USD. Thụy Sỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong EFTA, tiếp theo là Na Uy.

Chính phủ Ấn độ đã ký kết một chuỗi các hiệp định thương mại lớn trong những năm vừa qua, đồng thời đang trong tiến hành đàm phán nước rút với Vương quốc Anh. Việc ký kết Thỏa thuận Đối tác Thương mại và Kinh tế đã “đánh dấu một bước chuyển quan trọng và là một dấu ấn trong quan hệ song phương giữa Ấn Độ và các quốc gia thuộc khối EFTA như Thụy Sĩ, Ai-xơ-len, Na Uy và Liechtenstein” - Thủ tướng Narenda Modi bình luận trên mạng xã hội X (trước kia là Twitter).

Việc ký kết Hiệp định nêu trên được thực hiện trước khi cuộc tổng tuyển cử tại quốc gia này diễn ra cũng là cơ hội để cho Thủ tướng Narenda Modi cơ hội trúng cử ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Ấn Độ kỳ vọng Hiệp định thương mại tự do này sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ nước này xuất khẩu các dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh doanh và giải trí nghe nhìn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ Piyush Goyal cho biết.

TEPA được hai bên ký kết sau 16 năm đàm phán. Hiệp định có 14 chương, bao gồm thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR), thương mại dịch vụ, xúc tiến đầu tư và hợp tác, mua sắm chính phủ, rào cản kỹ thuật đối với thương mại và tạo thuận lợi thương mại. Hiệp định này đồng thời bao gồm các điều khoản về các dịch vụ chuyên nghiệp được hai bên thống nhất cao như hộ lý, kế toán công chứng và kiến trúc sư.

untitled-1710217670
 

TEPA được kỳ vọng sẽ mang đến bước chuyển đổi lớn trong nhiều lĩnh vực tại Ấn Độ.

Một số điểm nhấn trong TEPA được quan tâm bao gồm:

- Khối EFTA cam kết thúc đẩy đầu tư vào Ấn Độ với mục tiêu tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại quốc gia này lên đến 100 tỉ đô-la Mỹ trong 15 năm tới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để tạo thêm một triệu việc làm trực tiếp tại Ấn Độ thông qua đầu tư. Các khoản đầu tư trên không bao gồm các khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài;

- Lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng các Hiệp định thương mại tự do, một thỏa thuận pháp lý cụ thể về đầu tư và tạo việc làm đã được đưa vào;

- EFTA đã đề nghị xóa bỏ 92.2% các dòng thuế quan bao trùm lên 99.6% hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ, giảm thuế quan cho các mặt hàng nông nghiệp chế biến và 100% các sản phẩm phi nông nghiệp của quốc gia này có khả năng tiếp cận thị trường;

- Ấn Độ đã đề nghị xóa bỏ 82.7% các dòng thuế quan bao trùm lên 95.3% hàng hóa xuất khẩu của EFTA, trong đó hơn 80% hàng hóa này là vàng. Các loại thuế đang có hiệu lực đối với vàng vẫn được giữ nguyên. Các ngành nghề nhạy cảm như dược phẩm, dịch vụ y tế và chế biến thực phẩm được cân nhắc trong quá trình mở rộng phạm vi của bản chào. Các mặt hàng như chế phẩm từ sữa, đậu nành, than và các mặt hàng nông sản nhạy cảm được đưa vào danh mục loại trừ;

- TEPA cung cấp cho hàng hóa của Ấn Độ cơ hội thâm nhập vào thị trường Liên minh châu Âu (EU). Hơn 40% hàng hóa xuất khẩu của Thụy Sĩ vào thị trường EU, do đó các công ty tại Ấn Độ có thể coi Thụy Sĩ là bàn đạp để mở rộng thị trường;

- TEPA sẽ thúc đẩy “Make in India” và Atmanirbhar Bharat thông qua việc khuyến khích sản xuất trong nước đối với các lĩnh vực Cơ sở hạ tầng và Kết nối, Sản xuất, Máy móc thiết bị, Dược phẩm, Hóa chất, Chế biến Thực phẩm, Giao thông và Vận chuyển hàng hóa, Ngân hàng, Dịch vụ Tài chính và Bảo hiểm.

Theo Phong Linh (Doanhnghiepvahoinhap.vn)

Từ khóa :
Quảng cáo
Quảng cáo